Sự khác biệt giữa văn hóa phương đông và phương tây

22 Th2

                    Sự khác biệt giữa văn hóa phương đông và phương tây.

Trên thế giới, tồn tại hai hình thức văn hóa rõ rêt đó là văn hóa phương đông và văn hóa phương tây. Ở mỗi loại hình văn hóa đều có điểm khác biệt trong tất cả các lĩnh vực từ lối sống, quan niệm, suy nghĩ, phương thức làm việc hay cái tôi cá nhân. Có thể lấy một số đặc điểm khác nhau điển hình giữa người phương Tây và người Phương Đông. Với người phương Tây, họ thường tự lập từ rất sớm, và thường sống tách biệt với cộng đồng trong khi người Phương Đông lại không thể sống thiếu cộng đồng, họ tìm niềm vui nơi bạn bè và những người thân thiết của mình. Khi trình bày một vấn đề, người phương Tây sẽ luôn vào thẳng vấn đề, nói một cách thẳng thăn, rõ ràng, không ngần ngại, trong khi người phương Đông phải dẫn dắt đủ thứ hay còn gọi là lối nói “vòng vo tam quốc” sau mới dẫn vào đề. Người phương Tây coi thời gian là vàng là bạc, họ tiết kiệm thời gian từng phút từng giây, còn người phương Đông thường tìm mọi lý do để tranh thủ làm việc cá nhân, có thể không tiếc thời gian cho những thứ vô ích và nhàm chán.

1.     Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

Chủ nghĩa cá nhân coi cá nhân là quan trọng và là hạt nhân cơ bản của xã hội, mục tiêu của tập thể phải gắn liền với mục tiêu của cá nhân và có khi là lệ thuộc. Con người cá nhân được khích lệ sống tự do, thẳng thắn, độc lập không chỉ trong suy nghĩ mà còn trong hành động. Nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân này tồn tại phổ biến ở các quốc gia châu Âu và châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh,…..

Chủ nghĩa tập thể trái ngược hoàn toàn với chủ nghĩa cá nhân khi coi tập thể mới là điều quan trọng nhất, mọi cá nhân đều phải chịu sự chi phối của mục tiêu tập thể. Sống và hòa mình vào trong tập thể, có đức tính khiêm tốn, lịch sự, các cá nhân không được tách rời khỏi tập thể, không được bộc lộ sự độc lập của bản thân. Và nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể là những nền văn hóa phổ biến ở Châu Á, Đông Âu và Châu Mỹ latinh.

2.     Cơ chế tầng bậc

Sự khác biệt rõ ràng nhất phải kể đến tính tầng bậc trong các mối quan hệ thuộc văn hóa phương Đông và phương Tây. Với những người thuộc văn hóa phương Đông, họ thường nghiêng về phía tôn trọng tuổi tác thâm niên, địa vị và quyền lức hơn những thành trong khi người phương Tây lại không coi trọng địa vị, cái mà họ quan tâm là hiệu quả công việc.

Nguyên nhân của sự khác biệt này là do, người phương Đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết lý khổng tử và một số nhà triết học phương Đông khác, những người cho rằng người ta sinh ra vốn không bình đẳng “con vua thì vẫn làm vua”. Trái lại người phương tây, do ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử và kinh tế xã hội chi phối(các học thuyết khai sáng và các cuộc di dân từ Châu Âu sang Châu Mỹ từ sau thời kỳ phục Hưng), họ quan niệm rằng: Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau, và vì thế địa vị không còn quan trọng trong giao tiếp.

3.     Tính kỷ luật và thời gian ra quyết định.

Như đã nói, người phương đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nguyên tắc Khổng Tử về Trung- Tín – Lễ – Nghĩa, nghĩa là phải trung thành , thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ được giao, luôn luôn phải đặt chữ tín lên hàng đầu, tạo niềm tin cho phía đối tác; và nó tạo ra một sự khác biệt thực sự. Trong đàm phán, các đối tác Châu Á, thường đưa ra quyết định rất chậm vì họ phải tính toán thật kỹ hoặc cần thời gian tham khảo ý kiến của đồng nghiệp ngoài phòng đàm phán. Trong khi do tư duy độc lập, người Châu Âu luôn đưa ra quyết định sớm và nhanh nhất, nếu họ muốn, họ không ngần ngại nói thẳng ý kiến của mình mà không cần hỏi cấp trên.

Bình luận về bài viết này